Bài viết này là tổng hợp các kiến thức về màn hình LED như kích thước, loại màn hình, hiệu ứng cũng như cách lắp đặt. Nếu bạn vẫn còn chưa rõ những điều này thì có thể theo dõi những chia sẻ ở phần bên dưới của LEDCBM.
Màn hình LED là gì?
Là một màn hình phẳng, trong đó có sử dụng một loạt các đi ốt phát sáng như pixel cho hiển thị video, hình ảnh và các định dạng khác như một chiếc tivi. Tuy nhiên, độ phân giải của tivi lại cao hơn. Bù lại kích thước của màn LED lại rất lớn có thể lên tới 1070m2. Độ sáng của màn hình cho phép chúng ta có thể sử dụng ngoài trời hay là trong nhà tùy theo nhu cầu. Những năm gần đây chúng thường được sử dụng nhiều trong việc làm biển hiệu quảng cáo ngoài trời, làm sân khấu cho sự kiện, hội nghị… và đạt được hiệu quả rất cao.
Tham khảo bài viết: Phân biệt màn hình LCD và LED cái nào tốt hơn và khác nhau như thế nào
Cấu tạo và kích thước module led
Cấu tạo:
Khung đỡ kim loại
Khung đỡ thường làm được bằng hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ, có độ bền và sức chịu lực cao thì mới có thể giữ cho phần chính của màn hình vững chắc được.
Module LED
Đây là phần chính của màn hình hình, nó được tạo thành từ các bóng LED và mạch điều khiển.
Bộ điều khiển máy chủ
Chức năng của bộ điều khiển máy chủ là để đệm tín hiệu giao tiếp video kỹ thuật số.
Switching Power Supply
Nó được sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều 220V thành tất cả các loại dòng điện trực tiếp để hỗ trợ các mạch khác nhau.
Cáp truyền
Dữ liệu hiển thị và tất cả các loại tín hiệu điều khiển được tạo ra bởi bộ điều khiển máy chủ được truyền qua cáp xoắn đôi tới màn hình.
Ban kiểm soát quét
Chức năng của nó là để đệm dữ liệu, tạo ra tất cả các loại tín hiệu quét và chu kỳ.
Thẻ Videocard và thẻ đa phương tiện đặc biệt
Module led đầy màu sắc đặc biệt không chỉ có các chức năng cơ bản của máy quay video mà còn có thể xuất tín hiệu số RGB và các tín hiệu hàng. Bên cạnh các chức năng giống như thẻ video đặc biệt, thẻ đa phương tiện cũng có thể thay đổi tín hiệu video mô phỏng đầu vào thành tín hiệu số RGB (đó là bộ sưu tập truyền thông video).
Các nguồn thông tin khác và các thiết bị bên ngoài
Bao gồm máy tính, TV, DVD, VCD, máy quay video và máy ghi âm,…
Kích thước màn hình LED:
Sản phẩm này có một đặc điểm đặc biệt đó là không có kích thước cố định. Bởi vì chúng được lắp ghép từ các tấm module nhỏ để thay đổi linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Tuy nhiên các module LED lại có kích thước cố định như sau:
- 160 x 320 mm
- 128 x 256 mm
- 160 x 160 mm
- 192 x 192 mm
- 122 x 244 mm
Các loại module led
Về các loại màn hình LED người ta cũng tùy vào đặc điểm của sản phẩm mà phân thành nhiều loại.
– Phân loại theo môi trường sử dụng
+ Trong nhà (indoor): Không có khả năng chống nước, sử dụng trong không gian khép kín và có ánh sáng vừa phải.
+ Ngoài trời (outdoor): Có khả năng chống nước và chịu được những tác động của ngoại cảnh. Sử dụng cho không gian ngoài trời và có diện tích rộng, đồng thời thì độ sáng của sản phẩm này cũng cao, khi có ánh nắng của mặt trời hoặc khoảng cách xa thì người xem vẫn có thể nhìn thấy.
– Phân loại theo màu sắc hiển thị:
+ Đơn sắc: Loại màn hình này thường là sắc đỏ, loại này chỉ dùng đúng một loại đi ốt phát sáng.
+ 3 màu: Bóng LED có 3 màu: đổ, xanh lá cây, xanh dương và hiển thị 65000 màu.
+ Full color: Bóng đèn LED của loại này gôm có 3 màu : đỏ, xanh lá và xanh dương. Nó có thể tạo ra màu trắng với số màu hiển thị là 16,7 nghìn màu những loại cao cấp thì lên đến 218 tỉ màu.
- Phân loại theo Pixel – “P”: Pixel nghĩa là điểm ảnh. Với cách này thì chúng ta có các dòng module như P2.5, P3, P4, P5, P6, P10,… tương đương với khoảng cách điểm ảnh là: 2,5mm, 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 10mm,… sử dụng cho từng mục đích và từng không gian khác nhau. Xem các dòng sản phẩm về module tại đây
Hiệu ứng hình ảnh của led
Hiệu ứng màn hình LED là một phần rất quan trọng để hỗ trợ truyền tải ý nghĩa, thông điệp của bạn đến với người xem. Nếu không có hiệu ứng thì việc sử dụng sẽ trở nên lãng phí, vì vậy mỗi chủ đề bạn phải tạo hiệu ứng riêng sao cho phù hợp. Xem thêm: dịch vụ làm hiệu ứng visual led
Hướng dẫn lắp đặt module led theo cách của chuyên gia
Trên những kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi xin giới thiệu với quý bạn một số cách lắp đặt màn hình dưới đây:
Cách 1: Gắn vào
Cách lắp đặt này được sử dụng nhiều đối với màn hình có kích thước nhỏ. Cách thực hiện đơn giản, bạn khoét sẵn một diện tích có kích thước bằng với màn hình đang chuẩn bị sử dụng, sau đó kéo đặt nó vào một cách khéo léo.
Cách gắn vào này chỉ có thể thực hiện trên những bức tường vững chắc thôi nhé!
Cách 2: Treo lên
Cách này thường được sử dụng ở những nơi công cộng như nhà ga, sân bay,… Chắc hẳn ở những khu vực đấy bạn đã nhìn thấy những tấm biển được treo ở trên trần nhà để chạy chữ. Đặc điểm sử dụng các loại màn hình này là có kích thước nhỏ bé, nhỏ hơn 10m2.
Cách 3: Gắn lên tường
Màn indoor phù hợp với cách gắn lên tường và được rất nhiều đơn vị sử dụng. Lưu ý khi gắn lên tường bạn phải xem bức tường có chắc chắn hay có lỗ hổng nào không, nếu không đủ điều kiện thì chúng ta nên tìm phương án khác.
Cách 4: Dựng cột
Bạn đã từng nhìn thấy màn hình quảng cáo ngoài trời rồi chứ? Hầu như các biển LED quảng cáo ngoài trời đều sử dụng cách này.
Cách 5: Gắn màn hình trên các nóc nhà
Với cách 5 thì chỉ sử dụng cho màn hình quảng cáo oudoor cỡ lớn. Tuy nhiên, đây là cách lắp đặt khó khăn và vất vả nhất nên bạn phải tính toán thật kỹ trước đó.
Còn chúng tôi thì khuyên nếu bạn không đủ kinh nghiệm để tự lắp đặt màn hình thì có thể liên hệ với các đơn vị chuyên thi công và lắp đặt màn hình để được hỗ trợ một cách tốt nhất. LEDCBM cũng là một đơn vị mà bạn có thể tham khảo, nếu cần giúp đỡ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại: 0962.283.786
Tìm hiểu kỹ về kích thước, loại màn hình, cách sử dụng cũng như cách lắp đặt màn hình trước khi mua sử dụng là điều màn bạn hoàn toàn nên làm để tránh được những rắc rối về sau. Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin nào về màn hình LED thì có thể liên hệ với LEDCBM để được tư vấn cụ thể nhất.